THỞ DƯỠNG KHÍ
1. Nêu được mục đích của thở dưỡng khí.
2. Thực hiện được kỹ thuật thở oxy đúng cách và an tòan.
3. Ý thức được tầm quan trọng của việc cho thở oxy đúng cách.
I. Mục đích
Cung cấp một lượng dưỡng khí đầy đủ có nồng độ cao để điều trị tình trạng thiếu dưỡng khí.
II. Nhận định người bệnh
1.Tình trạng hô hấp: Khó thở? Đàm?
2. Bệnh lý đi kèm: Suyễn, tâm phế mãn, mất máu cấp…
3. Tình trạng mũi miệng: Lở loét, viêm…
A. Thở bằng ống
1. Chỉ định
- Bệnh về hô hấp: Phù phổi cấp, suyễn, phổi nhúm.
- Bệnh về tuần hòan: Suy tim, nhồi máu cơ tim.
- Ngộ độc: Thuốc, thán khí (CO2).
- Sốc.
- Điện giật
2. Ghi hồ sơ
- Ngày, giờ thực hiện.
- Số lượng, dưỡng khí trong một phút.
- Tình trạng người bệnh.
- Tên người điều dưỡng phụ trách.
3. Dọn dẹp và bảo quản dụng cụ
- Xử lý dụng cụ theo đúng quy trình khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cu.
- Trả các dụng cụ khác về chỗ: Bình oxy…
4. Những điểm cần lưu ý
- Theo dõi người bệnh nếu thấy khó thở kiểm sóat lại máy, lưu lượng dưỡng khí và các lỗ của ống thông.
- Ít nhất mỗi 12 giờ thay ống mới hoặc thay sớm hơn nếu người bệnh có nhiều nước mũi.
- Mỗi lần thay ống thông nên cho ống mới vào lỗ mũi kia.
- Thường xuyên kiểm tra khí quản người bệnh để giữ cho khí quản không bị tắc nghẽn.
- Phải treo bảng “Cấm hút thuốc” ở trại bệnh, chỗ nằm người bệnh đang được tiếp oxy.
- Mỗi 4 giờ, chăm sóc mũi và miệng cho người bệnh.
-Thỉnh thỏang kiểm sóat chai nước nếu ít đi cho thêm nước vào.
-Nước cất phải luôn luôn ở mức nửa chai.
B. Thở bằng mặt nạ: Lượng dưỡng khí tiếp nhận nhiều hơn.
1. Chỉ định: Các trường hợp khó thở khẩn cấp.
2. Chống chỉ định
- Người bệnh khó thở, tím tái kinh niên (tim bẩm sinh).
- Bệnh suyễn.
- Bệnh lao sơ lan rộng.
- Bệnh khí phế trướng kinh niên.
3. Dụng cụ
- Một mặt na.
- Một ống cao su nối với nguồn dưỡng khí.
- Một bóng cao su chứa dưỡng khí từ 1,5 lít đến 2 lít.
- Một nguồn dẫn dưỡng khí.
- Hệ thống dẫn khí hoặc bình oxy hoặc ballon oxy.
- Một chai nước (chứa ½ nước cất).
- Kim tây (nếu có).
4. Ghi hồ sơ
- Ngày giờ thực hiện.
- Số lượng dưỡng khí trong một phút.
- Tình trạng người bệnh.
- Tên người điều dưỡng thực hiện.
5. Dọn dẹp và bảo quản dụng cụ
- Rửa mặt nạ bằng nước và xà bông.
- Ngâm mặt nạ vào dung dịch zephiran trong 20 phút.
- Lấy ra rửa lại bằng nước cho sạch, rồi phơi khô. Phơi mặt nạ trong mát.
6. Những diểm cần lưu ý
- Giữ bóng cao su luôn luôn không bị xẹp.
- Bóng xẹp chứng tỏ lượng oxy không đủ.
- Nếu người bệnh trăn trở khó thở da xanh sạm, phải kiểm sóat lại hệ thống dưỡng khí, lưu lượng oxy và mặt nạ có bị hở không.
- Quan sát da mặt người bệnh nơi đặt mặt nạ có bị kích thích không.
- Thỉnh thỏang kiểm soát chai nước nếu ít đi cho thêm nước. Mực nước luôn ở ½ chai.
- Khỏang 1g30-2g lấy mặt nạ ra rửa, đồng thời lau khô mặt người bệnh và massages kích thích tuần hòan tại chỗ.
Bảng kiểm soạn dụng cụ và cho người bệnh thở bằng oxy Catheter
STT |
Nội dung |
Có |
Không |
1 2 3
4
5 6 7 8 9 10 11 12 13
14 15 16 17 18 19 |
Rửa tay Trải khăn sạch Sọan các dụng trên khăn:
Sọan các dụng cụ ngòai khăn:
Mang dụng cụ đến giường người bệnh Báo và giải thích cho người bệnh (nếu được) Để người bệnh nằm tư thế thích hơp Thông đường thở (hút đàm nhớt…) Vệ sinh 2 lổ mũi Rửa tay Gắn ống vào hệ thống oxy, kiểm tra hệ thống oxy Đo ống từ cánh mũi đến trái tai, làm dấu Làm trơn ống Mở oxy với áp lực nhẹ Đặt ống vào mũi, đến hầu ( tránh kích thích người bệnh) Kiểm tra lại bằng que đè lưỡi Cố định ống an tòan Điều chỉnh số lượng oxy theo y lệnh Quan sát người bệnh Dọn dẹp dụng cụ Ghi hồ sơ |
|
|
Bảng kiểm thở oxy qua Cannula
STT |
Nội dung |
Có |
Không |
1 2
4
5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 |
Rửa tay Trải khăn sạch Soạn dụng cụ trên khăn:
Soạn các dụng cụ ngoài khăn:
Hệ thống thở oxy Mang dụng cụ đến giường người bệnh Báo và giải thích cho người bệnh (nếu được) Để người bệnh nằm tư thế thích hợp tùy theo tình trạng bệnh Thông đường thở (hút đàm nhớt) Kiểm tra hệ thống oxy Vệ sinh 2 lỗ mũi Gắn ống vào hệ thống oxy Mở oxy với áp lực nhẹ Kiểm tra oxy thoát ra từ Cannula Gắn Cannula vào mũi người bệnh Cố định ống an toàn Lót gạc hai má người bệnh Điều chỉnh số lượng oxy theo y lệnh Cố định ống bằng kim tây Quan sát tình trạng người bệnh Báo cho người bệnh biết việc đã thực hiện xong (nếu được) Dọn dẹp dụng cụ Ghi hồ sơ |
|
|
Bảng kiểm thở oxy qua Mask
STT |
Nội dung |
Có |
Không |
1 2 3
4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 |
Rửa tay Trải khăn sạch Soạn dụng cụ trên khăn: Hệ thống thở oxy Mang dụng cụ đến giường người bệnh Báo và giải thích cho người bệnh (nếu được) Để người bệnh nằm tư thế thích hợp tùy theo tình trạng bệnh Thông đường thở(hút đàm nhớt) Kiểm tra hệ thống oxy Rửa tay Gắn hệ thống oxy vào mask Mở oxy với áp lực nhẹ Kiểm tra oxy thoát ra qua mask Ap mask qua mũi miệng người bệnh Lót gạc hai má người bệnh Điều chỉnh số lượng oxy theo y lệnh Cố định ống dẫn bằng kim tây Quan sát tình trạng người bệnh Báo cho người bệnh biết việc đã thực hiện xong(nếu được) Dọn dẹp dụng cụ Ghi hồ sơ |
|
|
CÁCH THỞ LIỀU DƯỠNG KHÍ
- Nêu được mục đích của cách sử dụng lèu dưỡng khí.
- Thực hiện được kỹ thuật cho thở oxy qua lều đúng cách.
- Y thức được tầm quan trọng của việc sử dụng lều thở oxy đúng cách.
I. MỤC ĐÍCH: Cung cấp dưỡng khí độ ẩm cao.
II. CHỈ ĐỊNH
1. Người bệnh rối loạn hệ hô hấp.
2. Người bệnh rối loạn hệ tuần hoàn và các rối loạn khác.
III. DỤNG CỤ
- Nguồn oxy.
- Khóa O2, máy điều chỉnh lưu lượng oxy.
- Khung lều.
- Bao lều bằng cao su trong suốt.
- Nước cất.
- Ba ống cao su có khẩu kính nhỏ.
- Một nối vào bình nước để dẫn oxy vào lều.
- Một nối với phần dưới của ngăn đá (để tháo nước ra).
- Một nối với vòi dẫn nước từ trong lều (tháo phần nước đọng trong lều).
- Hai bảng “Cấm hút thuốc”.
- Một treo ở bình oxy.
- Một treo ở cửa phòng.
- Bồn hạt đậu.
- Tấm cao su và trải.
IV. DỌN DẸP DỤNG CỤ
1. Khi dùng xong trút bỏ nước đá và tháo nước trong ngăn đá.
2. Tháo bình nước, rửa sạch bình và ống cao su trong bình. Lau khô gắn lại chỗ cũ.
3. Rửa sạch ngăn đá, khung, bao lều với nước ấm và xà bông, xả sạch lau khô.
4. Xếp cao su bao lều ngay ngắn, gọn gàng cất vào chỗ cũ.
5. Báo cáo với trưởng trại nếu có bộ phận hư hỏng để kịp thời sửa chữa.
V. GHI HỒ SƠ
1. Thời gian cho trẻ nằm ở lều O2.
2. Tình trạng người bệnh trong khi sử sụng lều O2.
3. Lưu lượng O2/phút.
VI. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý
1. Săn sóc trẻ qua hai cửa sổ có khuy kéo ở bện hông lều, khi xong đóng khuy kéo lại ngay.
2. Thường xuyên quan sát trẻ trong lều.
3. Theo dõi.
4. Lưu lượng O2/phút và độ ẩm trong lều.
5. Để giữ vững mức quy định.
6. Luôn luôn giữ trẻ yên tĩnh, khô ráo và tiện nghi.